Thị lực của bạn - Nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi

VÌ SAO NGÀY NAY NHIỀU NGƯỜI TRẺ BỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ?

VÌ SAO NGÀY NAY NHIỀU NGƯỜI TRẺ BỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ?

Độ tuổi hay gặp đục thủy tinh thể là sau 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Tại vì sao?

 Nice

Tâm lý chủ quan, lối sống sinh hoạt không đảm bảo khiến đục thủy tinh thể xuất hiện ở người trẻ ngày một nhiều hơn, tiến triển nhanh hơn và khó kiểm soát hơn so người cao tuổi. Một trong những lý do từ thói quen sống hằng ngày dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể có thể bạn chưa biết như:

     1. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều nhưng mắt không được bảo vệ

Vận động ngoài trời giúp mắt được thư giãn tốt hơn. Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết nắng nóng mà mắt không được bảo vệ tốt sẽ dẫn đến những tác hại khó lường. Đặc biệt trong khung giờ từ 11 giờ đến 16 giờ vì đây là khoảng thời gian có nhiều tia tử ngoại nhất trong ánh nắng.

Nhiều bộ phận của mắt chịu ảnh hưởng của tia cực tím như mi mắt, kết mạc (phần lòng trắng của mắt), giác mạc (phần lòng đen phía trước), thủy tinh thể (nhân mắt) và võng mạc (bộ phận ở mắt trong có tác dụng giống như phim ảnh để tiếp nhận hình ảnh mà ta nhìn thấy). Ánh nắng mặt trời khi phản chiếu trên cát, tuyết, nước, hoặc thủy tinh, bê tông đều làm tăng khả năng tiếp xúc với các tia UV. Điều này làm ảnh hưởng tới mắt, khiến con người dễ gặp các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, gây mất thị lực.

     2. Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

Lạm dụng chất kích thích trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến những vấn đề về thị lực do tổn thương mắt. Một số hậu quả có thể gặp do lạm dụng chất kích thích trong cuộc sống: Thoái hóa điểm vàng, tổn thương giác mạc, hội chứng khô mắt, viêm nội nhãn, răng nhãn áp, bệnh điểm vàng mắt, đục thủy tinh thể cũng có nguồn gốc từ đây.

     3. Sử dụng các thuốc steroid (corticoid) trong thời gian dài

Các loại thuốc corticoid có thể gây suy giảm miễn dịch và làm giảm khả năng đề kháng của mắt. Ngoài ra, corticoid gây tích tụ chất glycosaminoglycan. Chất này gây tăng sản xuất chất protein-TIGR (Trabercular meshowrk-Inducible Glucocortcoid Respone) dẫn tới tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

     4. Biến chứng từ bệnh tiểu đường

Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng sớm nhất của bệnh đái tháo đường. Người mắc bệnh đái tháo đường kiểm soát đường máu kém là cơ sở hàng đầu khiến độ tuổi đục thủy tinh xuất hiện sớm và diễn tiến nhanh hơn. Trên toàn cầu, đục thủy tinh thể vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, ảnh hưởng đến khoảng 18 triệu người. Bệnh lý này đang dần trẻ hóa, đặc biệt là tỷ lệ mắc tăng gấp 2 - 5 lần ở bệnh nhân tiểu đường.

     5. Ảnh hưởng bởi tăng huyết áp

Những người bị tăng huyết áp nặng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn những người bị tăng huyết áp nhẹ. Cơ chế đề xuất của tăng huyết áp hình thành đục thủy tinh thể có thể là do nhiều yếu tố. Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ gia tăng của các dấu hiệu viêm hệ thống như IL-6, TNF-alpha và protein phản ứng C-ở những người bị tăng huyết áp, được cho là có thể thúc đẩy sự phát triển của đục thủy tinh thể.

Người ta cũng đã công bố rằng tăng huyết áp có thể dẫn đến phù, thay đổi trong bao thể thủy tinh và sự gián đoạn vận chuyển ion trong tế bào biểu mô thể thủy tinh cũng như số lượng các gốc tự do oxy hóa tăng lên đáng kể.

     6. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố dẫn đến đục thủy tinh thể có xu hướng trẻ hóa. Khi cuộc sống trở nên bận rộn hơn, bạn có xu hướng chọn những thực phẩm ăn nhanh, thức uống nhiều đường. Một số trong chúng ta cũng không còn thói quen ăn trái cây và rau củ. Thực phẩm nhiều gia vị, các chất kích thích: thức ăn cay, nóng như tiêu, ớt, ... cùng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá cần được tránh vì ảnh hưởng đến tinh thần, tăng quá trình oxy hóa sản sinh các gốc tự do và dẫn đến làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể tái phát.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc thường xuyên phải làm việc trên thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại nhiều giờ liền, khoảng cách thiếu hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân không thể loại trừ

Đục thủy tinh thể ở người trẻ thường có những triệu chứng gì?

Nhìn mờ như có lớp sương che phủ, chói mắt, thấy đốm xám đen di chuyển là 3 triệu chứng điển hình nhất của đục thủy tinh thể ở người trẻ. Ngoài ra, tùy từng trường hợp có thể sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:

- Nhìn mờ sương 

- Khô rát, nhức mỏi mắt

- Nhìn 1 vật thành 2, 3 vật đặt cạnh nhau hoặc xếp chồng lên nhau

- Màu sắc thay đổi, trở lên vàng và tối hơn

- Thấy quầng sáng nhiều màu quanh bóng đèn, tia nắng, ngọn lửa

- Tăng độ kính nhanh

- Khó nhìn khi chiều tối, nơi thiếu sáng

Cần làm gì khi phát hiện những dấu hiệu của mắt giống với triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể?

Bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, nên thiết lập khoảng cách tối ưu khi sử dụng thiết bị điện tử, đối với điện thoại, máy tính khoảng cách tốt nhất từ 30 - 35cm và từ 2m trở lên đối với tivi. Cần thời gian thư giãn cho mắt sau nhiều giờ sử dụng thiết bị điện tử.

Hạn chế sử dụng chất kích thích. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau, hoa quả giàu vitamin, khoáng chất như cà rốt, bơ, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông, dâu tây, dưa hấu, cam, bưởi và những thực phẩm cung cấp omega-3 như cá hồi...

Sử dụng kính phản quang tránh tia cực tím, UV trong trường hợp phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trong trong nhiều giờ liền.

Và đừng quên đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm mắt uy tín để được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có giải pháp điều trị tốt nhất cho đôi mắt của mình bạn nhé!

Hai Yen Eye Care - Nơi chăm sóc mắt theo tiêu chuẩn quốc tế - tiên phong trong phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể tại Việt Nam.

Bài trước